Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Trung Quốc tận lực lấy lòng Nga
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có kế hoạch tham dự lễ khai mạc Olympic Mùa đông được tổ chức tại Sochi, Nga ngày 7/2 tới. Dường như hành động này của Tập Cận Bình thể hiện sự sốt sắng của Trung Quốc khi mà các quốc gia khác trên thế giới đang không mấy thiện cảm với nước này.

 


"Đây là lần đầu tiên một chủ tịch Trung Quốc tham dự sự kiện thể thao quốc tế lớn như thế được tổ chức ở một nước khác", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết hôm qua.

 


Tổng thống Nga Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

 

Theo ông Tần, Chủ tịch Tập sẽ có mặt ở Nga từ ngày 6 đến 8/2. Chuyến đi này thể hiện sự ủng hộ của Trung Quốc với Olympic và việc Nga đăng cai thế vận hội này.

 

Ngoài ra, sự góp mặt của ông Tập cũng là một động thái mang ý nghĩa quan trọng với Tổng thống Putin, người đang làm tất cả cho sự thành công của kỳ Olympic này. Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thống Đức Joachim Gauck đều không sang Nga dự lễ khai mạc sự kiện thể thao này.

 

"Trung Quốc chúc thế vận hội thành công và các vận động viên thi đấu tốt", phát ngôn viên Trung Quốc nói.

 

Bên cạnh đó, theo báo tin tức, Liu Guchang, cựu đại sứ Trung Quốc tại Nga cho rằng chuyến thăm của ông Tập Cận Bình "sẽ giúp hai nhà lãnh đạo Trung, Nga phát triển tình bạn và mối quan hệ cá nhân gần gũi hơn cũng như tăng cường quan hệ giữa 2 nước”. 

 

Ông Liu nói thêm rằng Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin cũng đã phối hợp với nhau rất tốt về các vấn đề quốc tế đang diễn ra và thực tế là năm 2013 “đã chứng kiến những tiến bộ sâu sắc trong việc phát phát triển mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc”. 

 

Trong bối cảnh căng thẳng Trung-Nhật leo thang quanh tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Nga và Trung Quốc đã tăng cường hợp tác với nhau như về quốc phòng, kinh tế. 

 

Năm 2011, Nga bán cho Trung Quốc các hệ thống vũ khí với tổng trị giá 1,9 tỷ USD. Hãng quốc doanh chuyên kinh doanh vũ khí Nga Rosoboronexport thông báo, giá trị vũ khí bán cho Trung Quốc vượt 2,1 tỷ USD trong năm 2012.

 

Trong 17,6 tỷ USD tổng giá trị hợp đồng xuất khẩu vũ khí do Rosoboronexport thực hiện, 12% đến từ Trung Quốc. Năm 2012, Trung Quốc ký với Nga nhiều hợp đồng mới trị giá 1,3 tỷ USD. Trong số đó, 600 triệu USD dành mua 52 máy bay trực thăng Mi-171E, 700 triệu USD mua 140 động cơ phản lực Saturn AL-31F để lắp đặt cho các máy bay tiêm kích Su-27, Su-30 và các phi cơ do Trung Quốc tự sản xuất như J-11B/BS, J-15 và J-16.

 

Chuyên gia Vasiliy Kashin, thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (Nga) cho biết, Trung Quốc vẫn đang tích cực đàm phán với Nga thêm 4 hợp đồng vũ khí mới. Trước tiên, Trung Quốc hy vọng mua được 24 máy bay tiêm kích thế hệ 4+ Su-35 với hệ thống radar tiên tiến. Su-35 được cho là có thể tăng cường khả năng không chiến của không quân Trung Quốc trong các cuộc xung đột tiềm tàng, liên quan tranh chấp lãnh thổ với lực lượng không quân Nhật Bản tại biển Hoa Đông.

 

Trung Quốc cũng lên kế hoạch mua hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400, nhằm nắm quyền kiểm soát không phận giữa Trung Quốc với Đài Loan và Nhật Bản. Với tầm bắn 400 km, S-400 có thể được Trung Quốc sử dụng để phòng thủ vùng duyên hải, chống lại những cuộc không kích tiềm tàng do không lực Mỹ hay không quân Đài Loan phát động từ Okinawa (Nhật Bản) và Đài Loan.

 

Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga vẫn chưa đạt được thống nhất về vấn đề Trung Quốc sẽ mua bao nhiêu hệ thống và thời điểm nào các tên lửa được cung cấp.

 

Bên cạnh đó, trước chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó có hoạt động dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Sochi, hai bên đã ký một bản ghi nhớ về việc Trung Quốc sẽ mua của Nga 4 tàu ngầm lớp Lada.

 

Theo bản ghi nhớ, 4 tàu ngầm này sẽ được đóng tại Trung Quốc với sự trợ giúp của chuyên gia Nga. Ông Kashin nhấn mạnh, các tàu ngầm tiên tiến trên rất cần thiết cho hải quân Trung Quốc để đối phó hiệu quả với hải quân Nhật Bản trong bất cứ cuộc xung đột tiềm tàng nào ở biển Hoa Đông.

 

Về vấn đề kinh tế, hồi tháng 10/2013, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong khuôn khổ các cuộc gặp thường niên của chính phủ hai nước. Chủ đề quan trọng lần này là hợp tác năng lượng, một vấn đề then chốt trong quan hệ song phương.

 

Thương mại song phương Nga- Trung Quốc đến năm 2012 đạt 88 tỷ đô la và dự kiến đến năm 2015 sẽ tăng đến 100 tỷ đô la, năm 2020 sẽ đạt 200 tỷ đô la.

 

Bị các nước ghét, Trung Quốc lấy lòng Nga?

 

Mới đây, ngày 1/1, Trung Quốc đã áp dụng lệnh cấm tàu cá nước ngoài hoạt động trên biển Đông, hành động này của Trung Quốc đã gây ra nhiều phản ứng và lên án của các quốc gia trên thế giới.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera nhấn mạnh: “Áp đặt đơn phương lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông như thể cả vùng biển này là của Trung Quốc không được cộng đồng quốc tế chấp nhận”.

 

Bộ trưởng này chỉ trích: “Tôi sợ rằng không chỉ Nhật Bản mà cả cộng đồng quốc tế đều có chung mối quan ngại các hành động đơn phương như thế của Trung Quốc đang đe dọa trật tự hiện tại của quốc tế”.

 

Nhật cũng sẽ sớm đưa ra kháng nghị và yêu cầu vô lý trên của Trung Quốc.

 

Bên cạnh đó, các nước như Mỹ, Việt Nam, Phlippines cũng đã lên án và có hành động cụ thể sau lệnh cấm của Trung Quốc.

 

Trước đó, Trung Quốc cũng khiến cho nhiều nước tức giận, mà đặc biệt là Nhật khi mà đơn phương áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, bao gồm vùng biển tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.

 

Và quan hệ Nhật - Trung lại càng căng thẳng hơn khi tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos (Thụy Sĩ) hôm 22/1, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi kiềm chế quân sự ở châu Á, còn một chuyên gia Trung Quốc gọi ông Abe là “kẻ gây rối”.

 

Không chỉ căng thẳng với Nhật, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ cũng không mấy tốt đẹp. Mỹ đã thẳng thừng lên án những hành động khiêu khích tại biển Đông và lệnh áp đặt ADIZ. 

 

Trước đó, ngày 5/12/2013, tàu chiến Mỹ và Trung Quốc đã suýt đâm nhau trên biển Đông gây nên căng thẳng có khả năng đụng độ khi mà Mỹ liên tiếp chỉ trích hành động của Mỹ.

 

Không chỉ gây hấn với các nước trên, Trung Quốc cũng có nhiều mâu thuẫn xoay quanh khu vực biên giới.

 

Ngày 30/11/2013, Trung Quốc kêu gọi phía Ấn Độ không nên làm trầm trọng thêm các vấn đề biên giới sau khi Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đi thăm khu vực tranh chấp giữa hai nước.

 

Tân Hoa Xã dẫn lời phát ngôn viên Tần Cương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Chúng tôi hy vọng Ấn Độ hợp tác với Trung Quốc trong việc bảo vệ mối quan hệ sâu rộng vốn có và sẽ không có bất kỳ hành động nào làm phức tạp vấn đề bảo vệ hòa bình và an ninh biên giới".

 

Tổng thống Ấn Độ đến thăm bang Arunachal Pradesh ở phía đông dãy Himalaya, nơi mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, ngày 29/11/2013. Tại khu vực này đã nổ ra cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi giữa Bắc Kinh và New Delhi năm 1962 à kéo dài đến tận ngày nay.

 

Hồi tháng 10/2013, hai nước đã ký kết hiệp ước nhằm tránh tránh đụng độ ở biên giới. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn tuyên bố hơn 90.000 km vuông thuộc khu vực phía đông Himalaya bị New Delhi tranh chấp, còn Ấn Độ tố cáo Trung Quốc chiếm 38.000 km vuông ở phía tây cao nguyên Aksai Chin của nước này.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Báo Nga: Trung Quốc chớ nên "già néo đứt dây" (24-01-2014)
    Mỹ và Iran có thể ‘kết bạn’ (23-01-2014)
    Người biểu tình treo thưởng để bắt Thủ tướng Yingluck và sếp cảnh sát Thái Lan (23-01-2014)
    Nga, Mỹ tranh giành nhau Bắc Cực - Ai thắng? (23-01-2014)
    Nga khẳng định không can thiệp vào cuộc biểu tình ở Ukraine (23-01-2014)
    Ẩn ý của ông Tập Cận Bình đến Nga dự khai mạc Thế vận hội (23-01-2014)
    "Thế giới cần dũng cảm đương đầu với TQ không sẽ phải gánh hậu quả" (23-01-2014)
    Mỹ bất ngờ lên tiếng về Thái Lan (22-01-2014)
    Nga lén theo dõi hàng trăm công ty phương Tây và châu Á? (22-01-2014)
    Ai là kẻ chủ mưu trong vụ mưu sát V.I Lênin năm 1918? (22-01-2014)
    Tướng Lê Văn Cương: Hành động của Sam Rainsy là vô liêm sỉ! (22-01-2014)
    Báo Nga: Mỹ đánh bại Trung Quốc trong một giờ nếu chiến tranh hạt nhân (22-01-2014)
    Trung Đông - Bắc Phi năm 2014: Những mảng mầu sáng tối (21-01-2014)
    Đối phó Trung Quốc nhiều thách thức hơn đối đầu Xô-Mỹ? (21-01-2014)
    Canh bạc Iran của Obama (21-01-2014)
    Cội nguồn biểu tình chống chính phủ Thái Lan (21-01-2014)
    Ôn Gia Bảo là "mục tiêu đả hổ" tiếp theo sau Chu Vĩnh Khang? (21-01-2014)
    Tranh cãi chuyện Iran được mời dự hội nghị Geneva II (21-01-2014)
    3 tướng Nhật tuyên bố chiến hạm Trung Quốc chỉ làm “bia ngắm bắn” (20-01-2014)
    Căn cứ Mỹ làm khó ông Abe (20-01-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153130808.